Các phương pháp địa vật lý Địa_vật_lý_thăm_dò

Các phương pháp địa vật lý dùng trong thăm dò được thống kê như dưới đây. Nội dung cụ thể của từng phương pháp được nêu ở các trang liên kết tương ứng của phương pháp đó.

Đo địa chấn phản xạ bằng máy Geometrics StrataVisor NZ 48 kênh, tại Phước Dinh, Ninh Thuận, Việt Nam, 2012.

Các phương pháp địa chấn

Các phương pháp địa chấn là nhóm các phương pháp sử dụng sóng địa chấn hoặc sóng âm thanh để nghiên cứu môi trường. Kết quả thám sát là vị trí các ranh giới phản/khúc xạ, tốc độ truyền sóng ở các khối đất đá (hoặc nước), và có thể cả đặc trưng kết cấu cơ lý của đất đá [3].

Phương pháp trọng lực

Bản đồ dị thường trọng lực (Bouguer) ở bang New Jersey (USGS)

Phương pháp trọng lực thực hiện đo trọng trường Trái Đất, từ đó xác định phân bố mật độ (hay khối lượng riêng) của các khối đất đá.

  • Đo trường trọng lực
  • Đo gradient trọng lực [15].

Phương pháp từ

Phương pháp từ thực hiện đo từ trường Trái Đất, từ đó xác định phân bố mật độ các vật liệu từ tính của các khối đất đá. Các đo đạc từ tính mẫu đá thì phục vụ nghiên cứu cổ địa từ hoặc để minh giải tài liệu đo từ trường.

  • Đo trường từ [16]
  • Đo gradient trường từ
  • Đo Từ hóa dư của đất đá để nghiên cứu Cổ địa từ (lịch sử trường từ Trái Đất, Paleomagnetism)

Các phương pháp điện (Electrical)

Các phương pháp điện là hệ thống các phương pháp sử dụng điện thế hoặc dòng điện không đổi (DC) để nghiên cứu môi trường thông qua các điện cực cắm vào đất, nhằm xác định phân bố đặc trưng dẫn điện của các khối hoặc lớp đất đá. Tên gọi đầy đủ về mặt hàn lâm của nó phải là "các phương pháp điện một chiều".

Về kỹ thuật thực hiện, có thể dùng dòng xoay chiều có tần số cực thấp để đo đạc, trong đó tần số phải đủ thấp để độ sâu khảo sát nhỏ thua độ sâu thấm theo hiệu ứng skin của dòng điện xoay chiều. Mặt khác đo với tần cực thấp là phương cách duy nhất để đo đạc trong các máy đo đồng thời điện trởphân cực kích thích.

Các phương pháp điện từ (Electromagnetic)

Mặt cắt GPR dọc bờ sông Sài GònThanh Đa trước khi sụt lở.

Các phương pháp điện từ là hệ thống các phương pháp sử dụng trường điện từ để nghiên cứu môi trường, và thường không dùng đến điện cực. Kết quả thám sát là phân bố độ dẫn điện trong đất đá, nhưng thường biểu diễn ở điện trở suất.

Thăm dò phóng xạ

Thăm dò phóng xạ gồm các phương pháp xác định đặc trưng và phân bố các bức xạ tự nhiên hoặc cưỡng bức trong đất đá.

Một số nhà địa vật lý coi thăm dò phóng xạ chỉ là một dạng công cụ của địa hóa đồng vị, không phải là phương pháp địa vật lý thực thụ.

Địa nhiệt

Thăm dò địa nhiệt: Đo phân bố nhiệt độ trong đất đá để xác định nguồn nhiệt và tính chất trạng thái đất đá.

Viễn thám

Viễn thám (Remote Sensing), bao gồm cả Hình ảnh siêu phổ (Hyperspectral).

Địa chấn điện

Địa chấn điện (Seismoelectrical): Nghiên cứu và ứng dụng trường điện từ sinh ra trong đất đá dưới tác động của sóng đàn hồi nén (sóng dọc P) để dự báo động đất gần, tìm kiếm thăm dò nước ngầm hoặc khoáng sản có liên quan đến thạch anh. Tuy nhiên hiện còn ít dùng.

Trực thăng có lắp dãy sensor đo từ trường, bay ở độ cao 6 feet, tốc độ 30 - 40 m/s.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Địa_vật_lý_thăm_dò http://www.geophysical.biz/electromagnetic-method.... http://www.geometrics.com/geometrics-products/ http://www.km.kongsberg.com/ks/web/nokbg0240.nsf/A... http://parkseismic.com/Whatisseismicsurvey.html http://www.radiansa.com/detectors-radiation/radon-... http://www.glossary.oilfield.slb.com/en/Terms/v/en... http://www.tomoquest.com/attachments/File/EEG_Elec... http://www.tomoquest.com/attachments/File/Introduc... http://seismo.berkeley.edu/~rallen/teaching/F04_GE... http://www.rivas-project.eu/fileadmin/documents/ri...